Giới thiệu tổng quan về bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Khánh Hòa.
GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TỈNH KHÁNH HÒA
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa được thành lập theo Quyết định số 1600/QĐ-UBND ngày 02/7/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa và bắt đầu thu dung điều trị bệnh nhân tại cơ sở mới (Xã Diên An, huyện Diên Khánh) từ ngày 01/10/2015.
Bệnh viện bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa được tách ra từ khoa Truyền Nhiễm bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Bệnh viện được xếp loại hạng III và được giao chỉ tiêu 70 giường bệnh, theo Quyết định số 2137/QĐ-UBND ngày 6/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Do nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong toàn tỉnh và yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật về khám chữa bệnh truyền nhiễm tại Khánh Hòa, ngày 01/01/2016 Bệnh viện bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa được nâng lên bệnh viện hạng II, theo Quyết định số 3879/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Tổ chức bệnh viện, bao gồm:
* Lãnh đạo Bệnh viện bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa :
BS CK2 Lý Thế Huy, phó giám đốc bệnh viện
* Các phòng chức năng :
+ Phòng Kế hoạch tổng hợp.
+ Phòng Tổ chức- Hành chính.
+ Phòng Tài chính – Kế toán.
* Các khoa :
+ Khoa Khám bệnh.
+ Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc.
+ Khoa Nội – Nhi tổng quát.
+ Khoa truyền nhiễm
+ Khoa Xét nghiệm (Bao gồm Chẩn đoán hình ảnh, Thăm dò chức năng).
+ Khoa Dược – Kiểm soát nhiễm khuẩn
+ Khoa Dinh dưỡng.
+ Khoa HIV/AIDS.
Bệnh viện thực hiện chức năng nhiệm vụ:
* Vị trí, chức năng:
Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế; đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bệnh viện có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ:
a) Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh:
Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyến đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.
Giải quyết các bệnh chuyên khoa thuộc phạm vi nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm vùng nhiệt đới.
Tham gia khám giám định sức khỏe và khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện.
Triển khai hoạt động phòng khám đa khoa tại bệnh viện
b) Đào tạo cán bộ y tế:
Bệnh viện là cơ sở thực hành đồng thời tham gia giảng dạy, đào tạo cán bộ ý tế chuyên khoa ở bậc trung học, cao đẳng, đại học. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe theo chuyên khoa.
c) Nghiên cứu khoa học về y học:
Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên khoa. Tham gia với y tế cơ sở triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình theo chuyên khoa tại cộng đồng. Nghiên cứu triển khai dịch tể học cộng đồng thuộc lĩnh vực chuyên khoa để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
d) Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật:
Lập kế hoạch và chỉ đạo hoạt động chuyên khoa ở tuyến dưới và những người hành nghề tư về chuyên khoa trên địa bàn tỉnh được sở y tế phân công để phát triển và nâng cao chất lượng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa. Kết hợp với y tế cơ sở thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình hoạt động chuyên khoa tại cộng đồng.
e) Phòng bệnh:
Phối hợp với các co sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. Triển khai hoạt động phòng tiêm chũng mở rộng tại bệnh viện
f) Hợp tác quốc tế:
Hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước.
g) Quản lý kinh tế y tế:
Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế : Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện ; thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh./.