Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Khánh Hòa
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • TỔNG QUAN
    • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • SƠ ĐỒ BỆNH VIỆN
    • CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
  • TIN TỨC
  • TẤM LÒNG VÀNG
  • BẢNG GIÁ
    • BẢNG GIÁ VACCIN
  • LIÊN HỆ
  • BÁO CÁO SCYK
    • Mẫu báo cáo sự cố y khoa đã xảy ra
    • Mẫu báo cáo sự cố y khoa chưa xảy ra
  • THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
    • CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
  • DANH MỤC KỸ THUẬT
  • VĂN BẢN - QUYẾT ĐỊNH
  • TÀI LIỆU TẬP HUẤN

BỆNH NHÂN UỐN VÁN NẶNG ĐƯỢC CỨU SỐNG TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TỈNH KHÁNH HÒA.

BỆNH NHÂN UỐN VÁN NẶNG ĐƯỢC CỨU SỐNG TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TỈNH KHÁNH HÒA.

Đăng ngày: 21/03/2023

Bởi: administrator

category:

Lượt xem: 1311 0

Sau hơn 1 tháng tích cực cấp cứu, điều trị, các thầy thuốc của Bệnh viện bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa đã cứu sống một bệnh nhân bị uốn ván nặng, có nguy cơ tử vong khi gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu…

          Khuya ngày 24/01/2023, Khoa Cấp cứu Bệnh viện bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận bệnh nhân Hà Ng…, nam giới, 23 tuổi, cư trú tại xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh. Tỉnh Khánh Hòa. Bệnh nhân vào viện với tình trạng bệnh rất nặng. cứng hàm, nói khó, vết thương ở ngón 1 bàn chân phải vẫn còn rỉ máu. Khai thác bệnh sử, đã phát hiện bệnh nhân bị tai nạn giao thông cách ngày vào viện 4 ngày, bị đứt ngón 1 bàn chân phải, chảy máu nhiều. Bệnh nhân đã không đi tiêm phòng uốn ván ngay. Sau 4 ngày xuất hiện các triệu chứng của bệnh uốn ván và nhập viện điều trị. 

Qua thăm khám, các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị nhiễm trùng uốn ván nặng, suy hô hấp, nguy cơ tử vong rất cao. Sau khi có kết quả chẩn đoán ban đầu, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa  đã tập trung toàn lực để tích cực cứu chữa bệnh nhân, như: cấp cứu mở khí quản, cho thở bằng máy, dùng thuốc giãn cơ, an thần, chống co giật, bù nước điện giải…với chế độ chăm sóc đặc biệt.

 

Bệnh nhân uốn ván đã hồi phục, chuẩn bị xuất viện

Dưới đây là một số điều cần biết về bệnh uốn ván:

Bệnh uốn ván là một nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, đặc trưng bởi tăng trương lực cơ và các cơn co cứng, gây ra bởi một độc tố protein mạnh là tetanospasmin do Clostridium tetani tiết ra.

Bệnh uốn ván xuất hiện rải rác ở các vùng nông thôn; ở các nước không có Chương trình tiêm chủng mở rộng thì bệnh ở trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao. Bệnh uốn ván thường xảy ra sau một tổn thương cấp tính như vết chích da, vết rách da, vết trầy da, bỏng, viêm tai giữa, phẫu thuật, sảy thai, sinh đẻ...

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván ( Clostridium tetani ) gây ra.  Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90% . Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơvà trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.

Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4 – 21 ngày. Tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH UỐN VÁN:

Do bị trầy xát và viết thương tiếp xúc trực tiếp với trực  khuẩn uốn ván Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ …, xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng  gây bệnh uốn ván.

Những người có nguy cơmắc cao :

  • Người làm vườn
  • Người làm việc ở các trang trại, các nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm
  • Người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại.
  • Công nhân xây dựng các công trình.
  • Bộ đội và thanh niên xung phong.

Đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh:

          Vi khuẩn C.tetani là trực khuẩn gram dương, di động, kỵ khí, có hình bầu dục, không có màu, nha bào có mặt ở khắp nơi trên thế giới: trong đất, môi trường kỵ khí, phân súc vật, phân người. Nha bào có thể tồn tại nhiều năm trong một số môi trường và kháng với nhiều loại thuốc khử khuẩn, không bị tiêu diệt khi bị đun sôi 20 phút. Nhưng khi ở dạng các tế bào thực vật, chúng dễ dàng bị khử hoạt tính và nhạy cảm với nhiều kháng sinh như: metronidazol, penicillin...

II. CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:

          Bệnh khởi phát sau chấn thương, trung bình là 7 ngày; 15% số trường hợp khởi phát bệnh trong vòng 3 ngày và 10% khởi phát bệnh sau 14 ngày. Uốn ván toàn thân là thể bệnh hay gặp nhất. Dấu hiệu điển hình là tăng trương lực cơ và co cứng toàn thân. Lúc đầu tăng trương lực cơ ở các cơ nhai, nuốt khó và cứng hay đau các cơ cổ, vai, lưng. Kế tiếp các cơ khác cũng bị tăng trương lực gây ra cứng bụng và cứng các cơ ở gốc chi; do co cứng liên tục các cơ mặt, tạo ra một vẻ mặt nhăn nhó hay kiểu cười khẩy, cười nhăn, co cứng cơ lưng tạo ra một tư thế lưng cong ưỡn lưng. Ở một số bệnh nhân xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, với cường độ mạnh, những cơn đau làm cho bệnh nhân xanh tím và đe dọa ngừng thở. Các cơn này có thể lặp đi lặp lại, có thể là tự phát hoặc do kích thích dù là rất nhẹ. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ bị tình trạng cứng cơ và có một vài cơn co cứng hoặc không có cơn co cứng nào. Thể vừa có dấu hiệu cứng hàm, khó nuốt, cứng cơ và các cơn co cứng. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt (phần lớn không sốt). Các phản xạ gân sâu tăng. Nuốt khó hoặc chướng bụng làm cho bệnh nhân ăn uống khó khăn.

Rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp tăng thất thường, hay thường xuyên; nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim; sốt cao, vã mồ hôi. Một số biến chứng về tim mạch có thể gặp là hạ huyết áp và chậm nhịp tim, đôi khi xuất hiện ngừng tim đột ngột. Những biến chứng khác là viêm phổi, gãy xương, vỡ cơ, loét do nằm và ly giải cơ vân.

Uốn ván ở trẻ sơ sinh, thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh với các dấu hiệu: trẻ bỏ bú, cứng cơ và các cơn co cứng; thường là uốn ván toàn thân và dễ dẫn đến tử vong nếu không điều trị.

Uốn ván cục bộ ít gặp, biểu hiện chỉ giới hạn ở các cơ gần vết thương, đây là thể nhẹ, tiên lượng tốt. Uốn ván đầu là một hình thái hiếm gặp của uốn ván cục bộ, diễn ra sau chấn thương đầu hay nhiễm khuẩn tai. Các triệu chứng gồm cứng hàm, rối loạn chức năng một hoặc nhiều dây thần kinh sọ, thường gặp là dây số 7, tỷ lệ tử vong cao.

III.  PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị là diệt trừ vi khuẩn, trung hòa độc tố, ngăn ngừa các cơn co cứng cơ, theo dõi và xử trí hỗ trợ hô hấp. Bệnh nhân phải được chăm sóc trong một căn phòng yên tĩnh để giám sát và theo dõi tim, phổi thường xuyên, hạn chế mọi sự kích thích. Duy trì và bảo vệ đường thở. Xử lý vết thương sạch sẽ, loại bỏ triệt để các dị vật.

  • Dùng kháng sinh
  • Dùng kháng độc tố uốn ván
  • Kiểm soát các cơn co cứng:
  • Điều trị hỗ trợ:
  • Dùng vaccin gây miễn dịch chủ động: Tất cả bệnh nhân phải được tiêm vaccin sau khi bệnh đã phục hồi./.

Chia sẻ

Rating

  • 12166views
  • 0comments

Subscribe

Subscribe to comments

Bài viết gần đây

🌟 KHAI TRƯƠNG KHU ĐIỀU TRỊ YÊU CẦU BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆ...

17/06/2025

16

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ KHÁM, CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU TẠI BỆNH ...

12/06/2025

62

NGHỊ ĐỊNH SỐ 110/2025/NĐ-CP NGÀY 21/5/2025 QUY ĐỊNH CƠ ...

10/06/2025

42

Chủ động phòng chống Covid-19.                                                    

09/06/2025

42

pic_blog_1_1

CẢM ƠN NHỮNG TẤM LÒNG THIỆN NGUYỆN [THAY LỜI TRI ÂN]      

30/07/2021

  • Xem: 16057
pic_blog_1_1

Quy trình quản lý dược                                                                    

12/11/2019

  • Xem: 13596
pic_blog_1_1

THƯ CẢM ƠN VÀ KÊU GỌI SỰ HỖ TRỢ CÁC MẠNH THƯỜNG QUÂN        

16/06/2022

  • Xem: 7680
pic_blog_1_1

DANH MỤC KỸ THUẬT KHÁM CHỮA BỆNH THỰC HIỆN TẠI BỆNH VIỆ...

13/11/2019

  • Xem: 6942

Lịch

Lượt truy cập


Trực tuyến: 7

Chung nhan Tin Nhiem Mang
BACK TO TOP

BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI KHÁNH HÒA.©

23/10, thôn Phú Ân Nam 1, xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 0258.3760.115 Hotline: 0961.664.088 Email: bvbndkh@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: BS. CK2 Lý Thế Huy - Phó Giám Đốc phụ trách Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Khánh Hòa

FANPAGE

Xem Nhiều

CẢM ƠN NHỮNG TẤM LÒNG THIỆN NGUYỆN [THAY LỜI TR...

30/07/2021

Quy trình quản lý dược

12/11/2019

THƯ CẢM ƠN VÀ KÊU GỌI SỰ HỖ TRỢ CÁC MẠNH THƯỜNG ...

16/06/2022

Gần đây

🌟 KHAI TRƯƠNG KHU ĐIỀU TRỊ YÊU CẦU BỆNH VIỆN BỆ...

17/06/2025

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ KHÁM, CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU TẠ...

12/06/2025

NGHỊ ĐỊNH SỐ 110/2025/NĐ-CP NGÀY 21/5/2025 QUY Đ...

10/06/2025

LIÊN HỆ

Close

Đăng nhập

User

Mật khẩu

Remember me

Quên mật khẩu?

Vào
Close

THÔNG BÁO

Website đang được xây dựng


Click vào đây để đi đến trang đăng ký học phần tự chọn