• Home
  • Thư viện
  • Quản trị viên
  • Facebook
  • Twitter
  • RSS
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Khánh Hòa
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • TỔNG QUAN
    • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • SƠ ĐỒ BỆNH VIỆN
    • CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
  • TIN TỨC
  • TẤM LÒNG VÀNG
  • BẢNG GIÁ
    • BẢNG GIÁ VACCIN
  • LIÊN HỆ
  • BÁO CÁO SCYK
    • Mẫu báo cáo sự cố y khoa đã xảy ra
    • Mẫu báo cáo sự cố y khoa chưa xảy ra
  • THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
    • CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
  • DANH MỤC KỸ THUẬT
  • VĂN BẢN - QUYẾT ĐỊNH
  • TÀI LIỆU TẬP HUẤN

Dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh đái tháo đường.

Dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh đái tháo đường.

Đăng ngày: 20/01/2022

Bởi: administrator

Lượt xem: 216

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh đái tháo đường là rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Theo thống kê, bệnh đái tháo đường chiếm tỉ lệ tới 60 - 70% các bệnh về nội tiết nói chung, gây nhiều biến chứng.

Tại Việt Nam, người mắc đái tháo đường có tỉ lệ ngày càng tăng và có tới 50% người mắc đái tháo đường không biết mình bị bệnh. Ngoài ra, một số người mắc đái tháo đường còn có nguyên nhân là do các bệnh nội tiết khác, hoặc do thuốc và hóa chất…

Tăng đường huyết mạn tính thường đi kèm với tổn thương lâu dài ở các cơ quan như mắt, thận, thần kinh và mạch máu.

Dựa vào đặc điểm và diễn biến của bệnh chia ra có các loại đái tháo đường: Đái tháo đường typ1, đái tháo đường typ2, đái tháo đường thứ phát và đái tháo đường thai kỳ.

Đái tháo đường typ2 có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh. Nếu đường huyết tăng quá cao có thể đe dọa tính mạng.

Trong trường hợp người bệnh không thể kiểm soát tốt đường huyết thì sẽ đối mặt với nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe, từ thay đổi tâm trạng đến tổn thương một số cơ quan trong cơ thể, theo Medical News Today.

Khi đường huyết không được kiểm soát tốt, người bệnh đái tháo đường typ2 có thể xuất hiện các dấu hiệu:

Thường xuyên bị nhiễm trùng.

Đường huyết cao sẽ khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, khi bị thương, vết thương của họ dễ bị viêm và chậm lành.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy người bị đái tháo đường typ2 nếu không kiểm soát được đường huyết sẽ dễ mắc các loại nhiễm trùng gồm:

- Nhiễm trùng da, chẳng hạn như viêm mô tế bào hoặc lở loét, đặc biệt ở bàn chân.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu, trong đó có cả viêm bàng quang.

- Nhiễm trùng miệng và viêm đường tiêu hóa.

- Nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như bệnh lao hay cúm.

- Nhiễm trùng nấm men, ví dụ như bệnh tưa miệng.

- Viêm tai.

Các bệnh viêm nhiễm ở người bị tiểu đường thường mất nhiều thời gian hơn để điều trị. Bệnh cũng có thể tiến triển xấu nhanh hơn người bình thường. Nếu không điều trị kịp thời, một số loại nhiễm trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây đe dọa tính mạng. Các vết loét, chẳng hạn như ở bàn chân, có thể phải cắt cụt chi.

Thèm ăn thường xuyên nhưng không tăng cân

Ở người mắc đái tháo đường typ2, đường huyết trong máu họ cao nhưng lượng đường này vì thiếu insulin nên không thể hấp thụ vào tế bào, dẫn đến tế bào thiếu đường.

Tình trạng trên khiến cơ thể bị đói thường xuyên. Ngay cả khi họ ăn, thức ăn được chuyển hóa thành đường glucose. Nhưng vì tế bào không thể hấp thụ đường nên vẫn bị thiếu năng lượng và gây đói.

Dù có sự liên kết giữa béo phì và đái tháo đường typ2 nhưng trên thực tế, những người không kiểm soát được đường huyết có thể không tăng cân được, ngay cả khi ăn nhiều. Thậm chí, có những trường hợp còn bị sụt cân.

Cảm giác ngứa ran hoặc tê

Đường huyết cao trong thời gian dài có thể làm tổn thương các dây thần kinh trên khắp cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh liên quan đến cảm giác ở bàn tay và bàn chân.

Do đó, một người mắc đái tháo đường typ2 có cảm giác tê hoặc ngứa ran thì rất có thể dây thần kinh của họ đã bị tổn thương. Một số trường hợp còn trải qua tình trạng đau dây thần kinh, gây cảm giác bỏng rát. Đau dây thần kinh có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể.

Đái tháo đường là bệnh mạn tính và có thể gây nhiều biến chứng do vậy người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp:

- Về sinh hoạt, người bệnh đái tháo đường tăng cường vận động, mỗi ngày nên dành thời gian đi bộ, tập thể dục, ngoài ra có thể chơi các môn thể thao phù hợp với sức khoẻ.

- Bệnh đái tháo đường là rối loạn chuyển hoá, do đó người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn uống hợp lý theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ví dụ cần ăn kiêng hoa quả ngọt, hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá, không uống các đồ uống có cồn...

Mục tiêu điều trị của bệnh đái tháo đường là kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, phát hiện sớm các biến chứng nhằm giúp bệnh nhân ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng của đái tháo đường. Do đó, người bệnh cần được theo dõi thường xuyên bằng cách đi khám bệnh định kỳ, tuân thủ theo chế độ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng thuốc theo mách bảo tránh hệ lụy đến sức khỏe.

Lâm Quyên (Theo Bộ Y tế)

 

Chia sẻ

Bài viết gần đây

DỊCH VỤ KỸ THUẬT ANA 17 profile test (sàng lọc và định ...

17/05/2022

2

Danh sách từ thiện tháng 04 năm 2022                                        

06/05/2022

31

Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh sốt rét 25/4/2...

25/04/2022

48

Quyết định 5948/QĐ-BYT 2021 Danh mục tương tác thuốc ch...

22/04/2022

48

pic_blog_1_1

Quy trình quản lý dược                                                                    

12/11/2019

  • Xem: 4642
pic_blog_1_1

DANH MỤC KỸ THUẬT KHÁM CHỮA BỆNH THỰC HIỆN TẠI BỆNH VIỆ...

13/11/2019

  • Xem: 2970
pic_blog_1_1

CẢM ƠN NHỮNG TẤM LÒNG THIỆN NGUYỆN [THAY LỜI TRI ÂN]      

30/07/2021

  • Xem: 2968
pic_blog_1_1

Bảng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Bện...

16/01/2019

  • Xem: 2702

Lịch

Lượt truy cập


Trực tuyến: 7

Hoạt động Bệnh viện
  

Dấu hiệu bất thường ở móng tay: cảnh báo bệnh tiểu đường.

  

Chương trình Đào tạo Covid-19 dành cho Điều dưỡng.

  

Cập nhật sử dụng thuốc chống đông, vai trò của xét nghiệm và kiểm soát nhiễm khuẩn trong điều trị bệnh nhân COVID-19 - Bệnh viện Trung ương Huế.

  

20 bệnh khiến người mắc COVID-19 có nguy cơ trở nặng cao.

  

Thể lệ Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Khánh Hòa năm 2021.

  

3 Thay Đổi Liên Qυαɴ Đến Bảo ʜιểм Y Tế Τừ Ngày 01/01/2022.

  

Quy trình cấp "Hộ chiếu vaccine" áp dụng thống nhất trên cả nước (từ 20/12/2021).

BACK TO TOP

BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI KHÁNH HÒA.©

23/10, thôn Phú Ân Nam 1, xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 0258.3760.115 Hotline: 0961.664.088 Email: bvbndkh@gmail.com

FANPAGE

Xem Nhiều

Quy trình quản lý dược

12/11/2019

DANH MỤC KỸ THUẬT KHÁM CHỮA BỆNH THỰC HIỆN TẠI B...

13/11/2019

CẢM ƠN NHỮNG TẤM LÒNG THIỆN NGUYỆN [THAY LỜI TR...

30/07/2021

Gần đây

DỊCH VỤ KỸ THUẬT ANA 17 profile test (sàng lọc v...

17/05/2022

Danh sách từ thiện tháng 04 năm 2022

06/05/2022

Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh sốt rét...

25/04/2022

LIÊN HỆ

  • Twitter
  • RSS
Close

Đăng nhập

User

Mật khẩu

Remember me

Quên mật khẩu?

Vào
Close

THÔNG BÁO

Website đang được xây dựng


Click vào đây để đi đến trang đăng ký học phần tự chọn