BẸNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TỈNH KHÁNH HOÀ CỨU SỐNG NHIỀU BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG HUYẾT DO NHIỄM VI KHUẨN “ĂN THỊT NGƯỜI” WHITMORE.
Đăng ngày: 04/10/2022
Trong thời gian gần đây. Bệnh viện bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hoà liên tục tiếp nhận, thu dung và điều trị bệnh nhân bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Chưa tới 5 tháng từ 26/5/2022 đến 07/9/2022 có 6 bệnh nhân bệnh Whitmore đến khám và điều trị tại Bệnh viện. Mặc dù trước đây, hàng năm số bệnh nhân mắc bệnh này đến khám và điều trị tại bệnh viện rất ít.
Đa số bệnh nhân là nam giới (Chiếm 83,3%), Tuổi trung bình của bệnh nhân là 53 tuổi. Các bệnh nhân đến từ 03 nơi: Thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh và thị xã Ninh Hoà (Mỗi địa phương có 02 bệnh nhân). Tất cả các bệnh nhân vào viện trong tình trạng rất nặng.
|
BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TỈNH KHÁNH HOÀ
Đáng lưu ý có bệnh nhân N.T.G sinh năm 1968. Nam giới, Lao động tự do. Theo bệnh nhân khai: Khởi bệnh đã hơn 1 tuần, bệnh nhân sốt kèm rét run, ho, khạc đàm mủ, đau ngực âm ỉ, đau gia tăng khi hít vào. Đi khám và đièu trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh. Sau khi xét nghiệm, cấy máu phát hiện bệnh nhân nhiễm Burkholderia Pseuhomallei, CT scan ngực không cản quang, phát hiện bệnh nhân xơ hẹp thuỳ dưới phổi phải. Nang rãnh liên thuỳ phổi phải. Tụ dịch màng phổi phải, dày màng phổi phải. Chẩn đoán: Bệnh Whitmore, tràn dịch màng phổi, viêm phổi, tăng huyết áp, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện bệnh Nhiệt đới điều trị theo đúng chuyên khoa.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng rất nặng, được Bác sĩ Bệnh viện bệnh Nhiệt đới chẩn đoán Nhiễm trùng huyết do Burkholderia Pseuhomallei tiêu điểm từ phổi biến chứng suy hô hấp. Diễn biến bệnh trong quá trình điều trị rất nặng, bệnh nhân được phát hiện tràn dịch màng phổi phải nhiều, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới đã hội chẩn nhiều lần với Bệnh viện đa khoa tỉnh, tiến hành dẫn lưu dịch màng phổi phải, điều tị tích cực kháng sinh đặc hiệu và các loại thuốc kháng theo đúng phấc đồ của Bô Y tế. Bệnh dần dần tiến triển tốt, sau 23 ngày điều trị, bệnh nhân đã được xuất viện trong niềm vui, hân hoan của gia đình và tập thể Y, Bác sĩ Bệnh viện bệnh Nhiệt đới.
Qua trường hợp bệnh nhân bệnh Whitmore đã được cứu sống ngoạn mục tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới, mong mọi người, chúng ta hãy hiểu đúng hơn về này.
Whitmore (còn gọi bệnh melioidosis) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên, hiện nay được xem là bệnh truyền nhiễm đang bị bỏ quên tại Việt Nam.
Bệnh này không phải là bệnh mới và lạ, Ca bệnh đầu tiên được nhà nghiên cứu bệnh học người Anh có tên là Alfred Whitmore phát hiện vào năm 1911 tại Rangoon, Burma, Myanmar. lần đầu tiên phát hiện ở nước ta vào năm 1925, gần 500 binh lính Pháp và Mỹ chết trong chiến tranh Việt Nam do bệnh này. Điều trị bệnh không dễ dàng. Bệnh được ghi nhận ở Hà Nội và Huế vào năm 1928 và 1936.
Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Tại Việt Nam, khoảng 70% ca Whitmore nhập viện trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.
Đối tượng dễ mắc bệnh là nông dân, có tiền sử đái tháo đường, người nghiện rượu, người có bệnh mạn tính về phổi và thận.
Vi khuẩn có thể sống ở tất cả mọi nơi trong đất ẩm, đặc biệt là trong đất canh tác nông nghiệp như đất trồng lúa. Do vậy, kể cả những nơi tưởng như sạch sẽ, không ô nhiễm bẩn cũng có thể nhiễm vi khuẩn này.
|
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore |
Đường lây nhiễm chính là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn. Lây nhiễm qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn trong những trận gió lốc xoáy trước cơn mưa.
Một số nghiên cứu cho thấy có thể nhiễm bệnh khi ăn thức ăn có vi khuẩn. Chưa có bằng chứng về lây bệnh giữa người với người hoặc lây từ động vật sang người qua đường không khí. Vì thế, các ca bệnh Whitmore thường lác đác, lẻ tẻ chứ không bùng phát thành dịch hoặc đại dịch.
Nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
Thời gian ủ bệnh thường từ một đến 21 ngày, trung bình là 9 ngày. Mức độ nghiêm trọng của bệnh dựa vào tình trạng nhiễm trùng, có thể gây sốt, ho, đau ngực, đau đầu, chán ăn, đau khớp, suy hô hấp... Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính và ung thư có nguy cơ tử vong cao hơn khi nhiễm vi khuẩn này.
Chẩn đoán xét nghiệm sớm và điều trị kháng sinh phù hợp thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm đi đáng kể.
Chẩn đoán bệnh Whitmore chính xác phải dựa trên các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu hoặc dịch não tủy.
Số ca Whitmore tăng gần đây không phải do bùng phát về dịch bệnh mà nhờ nhiều cơ sở đã xét nghiệm được đúng bệnh hơn.
Phương cách vi khuẩn Whitmore tấn công gây viêm và áp xe ở các cơ quan trên cơ thể giống với các căn nguyên gây bệnh truyền nhiễm khác nên không thể nói vi khuẩn Whitmore theo những biệt danh vô căn cứ".
Tránh nhầm lẫn vi khuẩn gây bệnh Whitmore với “ vi khuẩn ăn thịt người”. "Ăn thịt người” là biệt danh của vi khuẩn Vibrio vulnificus, làm hoại tử mô nên có cảm giác đang ăn thịt; còn gây Whitmore là khuẩn Burkholderia pseudomallei.
Theo các chuyên gia, vi khuẩn Whitmore không phải là "vi khuẩn ăn thịt người". Phương cách vi khuẩn Whitmore tấn công là gây viêm và áp xe ở các cơ quan trên cơ thể giống với các căn nguyên gây bệnh truyền nhiễm khác. Còn vi khuẩn Vibrio vulnificus có trong vùng nước biển ấm, ô nhiễm, tấn công qua vết thương hở hoặc khi ăn hải sản sống, bẩn. Khuẩn này có thể gây nhiễm trùng máu và tử vong nhanh chóng, đặc biệt ở người có bệnh gan, miễn dịch suy yếu.
Thực tế vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, gây chết người do viêm phổi, nhiễm trùng máu. Trường hợp nặng nhất có thể suy nội tạng khi không điều trị kịp thời và đúng cách. Vi khuẩn này kháng nhiều loại kháng sinh thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể không chống lại chúng một cách hữu hiệu.
Các triệu chứng lâm sàng thường rất giống với các bệnh khác như bệnh lao phổi, bệnh cúm, sốt nên nhiều trường hợp không phát hiện bệnh này sớm mà nhầm lẫn với các bệnh khác.
Ở người lớn, đa số bệnh nhân mắc bệnh có biểu hiện sốt, giảm cân, đau dạ dày hoặc ngực, đau cơ khớp, đau đầu và co giật viêm phổi và có ổ áp xe ở nhiều vị trí (Đa áp xe), cùng với nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng đường tiết niệu viêm bàng quang, có các vết mưng mủ trên da, một số trường hợp viêm cơ khớp hoặc viêm màng não.
Bệnh không có những biểu hiện lâm sàng rõ ràng và thường bị chẩn đoán lâm sàng nhầm sang các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu... Chẩn đoán chính xác bệnh phải dựa trên các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu, hoặc dịch não tủy.
Người trong vùng nhiễm nên tránh tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước tù đọng. Người tiếp xúc với đất và nước nên sử dụng ủng cao su, găng tay cao su.
Người làm việc trực tiếp với đất khi có các triệu chứng lâm sàng mô tả như trên, nghi ngờ bị nhiễm bệnh whitmore phải đến ngay co sở Y tế gần nhất để được khám, tư vấn và phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Lưu ý, hiện nay chưa có vắcxin để phòng bệnh này./.
Người soạn: Ths.Bs Nguyễn Vũ Quốc Bình.