• Home
  • Quản trị viên
  • Twitter
  • RSS
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Khánh Hòa
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • TỔNG QUAN
    • SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
    • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • SƠ ĐỒ BỆNH VIỆN
  • TIN TỨC
  • TẤM LÒNG VÀNG
  • BẢNG GIÁ
  • LIÊN HỆ
  • BÁO CÁO SCYK
    • Mẫu báo cáo sự cố y khoa đã xảy ra
    • Mẫu báo cáo sự cố y khoa chưa xảy ra
  • THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
    • CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
  • DANH MỤC KỸ THUẬT
  • VĂN BẢN - QUYẾT ĐỊNH

Phân loại các sai sót trong sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

Phân loại các sai sót trong sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

Đăng ngày: 25/09/2020

Bởi: administrator

Lượt xem: 350

Bài 1: Phân loại các sai sót trong sử dụng thuốc cho bệnh nhân:

         

1. Dựa vào sự khởi phát: Sai sót trong sử dụng thuốc có thể được phân loại dạng hoạt động (active) hoặc tiềm ẩn (latent) dựa vào sự khởi phát các ảnh hưởng của sai sót trên bệnh nhân.

- Sai sót dạng hoạt động (active errors): các sai sót có ảnh hưởng ngay lập tức trên bệnh nhân.

- Sai sót dạng tiềm ẩn (latent errors): có ảnh hưởng trì hoãn, thường dễ xác định và vì vậy có thể được điều chỉnh trước khi tái xuất hiện.

2. Dựa vào nguyên nhân: Dựa vào nguyên nhân gây ra, sai sót sử dụng thuốc có thể được phân loại như sau:

- Sai sót kê toa Lựa chọn thuốc không đúng (dựa vào chỉ định, chống chỉ định, tiền căn dị ứng, liệu trình điều trị và các yếu tố khác), sai liều, sai hàm lượng, nồng độ, chất lượng, đường dùng, tần suất hoặc hướng dẫn sử dụng của một thuốc được kê toa bởi bác sĩ; kê toa hoặc ra y lệnh không hợp pháp dẫn đến sai sót trên người bệnh.

- Sai sót “bỏ lỡ” Thất bại trong việc đưa thuốc đến bệnh nhân theo y lệnh. Không bao gồm các trường hợp (1) bệnh nhân từ chối sử dụng thuốc, (2) Không sử dụng do phát hiện chống chỉ định và (3) các nguyên nhân rõ ràng khác (bệnh nhân vắng mặt, hết thuốc). Các lí do cần được ghi nhận đầy đủ.

- Sai thời gian Cho bệnh nhân sử dụng thuốc không đúng thời gian theo y lệnh.

            - Dùng thuốc ngoài phạm vi cho phép: Cho bệnh nhân sử dụng thuốc ngoài phạm vi cho phép, bao gồm cả sai thuốc, liều thuốc cho không đúng bệnh nhân; thuốc không có trong y lệnh; cho y lệnh thuốc không có trong phác đồ.

            - Sai liều Cho bệnh nhân sử dụng thuốc với liều cao hoặc thấp hơn hoặc số lần sử dụng không đúng theo y lệnh. Không bao gồm (1) các sự chênh lệch được cho phép (ví dụ thuốc phụ thuộc vào thân nhiệt bệnh nhân hoặc mức đường huyết bệnh nhân) hoặc (2) các thuốc sử dụng tại chỗ không ghi liều.

- Sai hàm lượng: Cho bệnh nhân sử dụng thuốc có hàm lượng không đúng theo y lệnh. Ngoại trừ có sự cho phép trong phác đồ điều trị.

- Sai cách chuẩn bị thuốc: Sai công thức hoặc cách pha chế. Bao gồm pha loãng thuốc sai, trôn lẫn thuốc không phù hợp và dạng đóng góp không đúng.

- Sai đường sử dụng: Thuốc đúng nhưng sai đường sử dụng. Bao gồm cả sai đường sử dụng so với y lệnh.

- Sai kỹ thuật sử dụng: Sai qui trình/kỹ thuật sử dụng thuốc. Bao gồm cả các trường hợp đúng đường sử dụng nhưng sai vị trí (mắt phải vs mắt trái), sai số lần sử dụng.

- Dùng thuốc bị giảm chất lượng Dùng thuốc hết hạn sử dụng hoặc bị thoái biến (do bảo quản…)

- Sai sót trong theo dõi: Không thể kiểm tra lại một thuốc đã được kê đơn có thích hợp không và không xác định được vấn đề liên quan; hoặc không thể theo dõi đáp ứng điều trị dựa trên lâm sang và cận lâm sàng.

- Sai sót do bệnh nhân: Bệnh nhân có hành vi không phù hợp đối với thuốc đã được cho y lệnh.

- Các sai sót khác: Các sai sót không thuộc vào các phân loại trên

3. Dựa vào chỉ số sai sót:                                                 

Các sai sót sử dụng thuốc có thể phân loại dựa vào chỉ số sai sót như sau:

- Mức độ Định nghĩa:

+ Sự cố tiềm tàng, có thể đưa đến lỗi/sai sót

+ B Sự cố đã xảy ra, nhưng chưa thực hiện trên bệnh nhân

+ Sự cố đã xảy ra trên bệnh nhân, nhưng không gây hại

+ Sự cố đã xảy ra trên bệnh nhân và đòi hỏi theo dõi bệnh nhân để xác định không gây hại trên bệnh nhân và/hoặc đã được can thiệp để loại trừ gây hại.

+ Sự cố đã xảy ra trên bệnh nhân góp phần hoặc gây ran guy hại tạm thời đối với bệnh nhân và đòi hỏi phải can thiệp.

+ Sự cố đã xảy ra trên bệnh nhân góp phần hoặc gây ra guy hại tạm thời đối với bệnh nhân và đòi hỏi nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện.

+ Sự cố đã xảy ra trên bệnh nhân góp phần hoặc gây ra di chứng vĩnh viễn trên bệnh nhân.

+ Sự cố đã xảy ra trên bệnh nhân và đòi hỏi can thiệp để cứu sống bệnh nhân.

+ Sự cố đã xảy ra trên bệnh nhân và góp phần hoặc gây tử vong.

4. Dựa vào mức độ nghiêm trọng: Dựa vào mức độ nghiêm trọng, sai sót sử dụng thuốc có thể được phân thành 3 nhóm như sau:

- Mức độ nghiêm trọng Định nghĩa:

+ Sai sót nguy hiểm có thể gây ra di chứng vĩnh viễn cho bệnh nhân, hoặc có thể làm gia tăng ngày nằm viện hoặc cần phải sử dụng điều trị khác để khắc phục.

+ Sai sót làm gia tăng các biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân cần phải được theo dõi.

+ Sai sót không gây ra các biểu hiện lâm sang, không ảnh hưởng đến bệnh nhân.

5. Phân loại sai sót sử dụng thuốc: dựa vào sự kế hợp giữa các chỉ số sai sót và mức độ nghiêm trọng của sai sót sử dụng thuốc, là phân loại thường được sử dụng:

- Mức độ Định nghĩa KHÔNG SAI SÓT:

+ Sự cố tiềm tàng, có thể đưa đến lỗi/sai sót SAI SÓT, KHÔNG GÂY HẠI

+ Sự cố đã xảy ra, nhưng chưa thực hiện trên bệnh nhân.

+ C Sự cố đã xảy ra trên bệnh nhân, nhưng không gây hại.

+  Sự cố đã xảy ra trên bệnh nhân và đòi hỏi theo dõi bệnh nhân để xác định không gây hại trên bệnh nhân và/hoặc đã được can thiệp để loại trừ gây hại SAI SÓT, GÂY HẠI.

+  Sự cố đã xảy ra trên bệnh nhân góp phần hoặc gây ran guy hại tạm thời đối với bệnh nhân và đòi hỏi phải can thiệp.

+ Sự cố đã xảy ra trên bệnh nhân góp phần hoặc gây ra guy hại tạm thời đối với bệnh nhân và đòi hỏi nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện.

+ Sự cố đã xảy ra trên bệnh nhân góp phần hoặc gây ra di chứng vĩnh viễn trên bệnh nhân.

+ Sự cố đã xảy ra trên bệnh nhân và dòi hỏi can thiệp để cứu sống bệnh nhân SAI SÓT, GÂY TỬ VONG.

+ Sự cố đã xảy ra trên bệnh nhân và góp phần hoặc gây tử vong.

 6.Tài liệu tham khảo:

 - American Society of Hospital Pharmacists (ASHP) Report – ASHP guidelines on preventing medication errors in hospitals. Am J Hosp Pharm. 1993; 50:305-314

 -  Jhanjee A, Bhatia MS, Srivastava S. Medication Errors in clinical Pratice. Delhi Psychiatry Journal. 2011; 14(2): 205-210.

 -  Ministry of Health Malaysia. Guideline on medication error reporting.

Chia sẻ

Bài viết gần đây

Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh sốt rét 25/4/2...

20/04/2021

2

Khánh Hòa: Hội thảo khoa học về dinh dưỡng miễn dịch        

20/04/2021

4

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng gia tăng                                        

06/04/2021

31

Danh sách từ thiện tháng 03 năm 2021                                        

05/04/2021

45

Bài viết đọc nhiều

pic_blog_1_1

Quy trình quản lý dược                                                                    

12/11/2019

  • Xem: 2485
pic_blog_1_1

Bảng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Bện...

16/01/2019

  • Xem: 1612
pic_blog_1_1

Tài liệu tập huấn Sốt Xuất Huyết Dengue                                  

02/10/2019

  • Xem: 1521
pic_blog_1_1

DANH MỤC KỸ THUẬT KHÁM CHỮA BỆNH THỰC HIỆN TẠI BỆNH VIỆ...

13/11/2019

  • Xem: 973

Lịch

Lượt truy cập


Trực tuyến: 23

BACK TO TOP

BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI KHÁNH HÒA.©

23/10, thôn Phú Ân Nam 1, xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 0258.3760.115 Hotline: 0961.664.088 Email: bvbndkh@gmail.com

FANPAGE

Xem Nhiều

Quy trình quản lý dược

12/11/2019

Bảng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh v...

16/01/2019

Tài liệu tập huấn Sốt Xuất Huyết Dengue

02/10/2019

Gần đây

Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh sốt rét...

20/04/2021

Khánh Hòa: Hội thảo khoa học về dinh dưỡng miễn ...

20/04/2021

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng gia tăng

06/04/2021

LIÊN HỆ

  • Twitter
  • RSS
Close

Đăng nhập

User

Mật khẩu

Remember me

Quên mật khẩu?

Vào
Close

THÔNG BÁO

Website đang được xây dựng


Click vào đây để đi đến trang đăng ký học phần tự chọn